LỊCH SỬ DÒNG MÁY ETA 7750: TỪ TAG HEUER ĐẾN COVER SWISS
-
04/04/2018
- 0 Bình luận
LỊCH SỬ CỦA DÒNG MÁY ETA 7750: TỪ TAG HEUER ĐẾN COVER SWISS
Dòng máy cơ tự động ETA 7750, còn được biết tới với tên gọi Tag Heuer Calibre 16, có thể nói là dòng máy cơ tự động đa chức năng thành công nhất mà ETA đã từng sản xuất. Trong khi dòng mày cơ tự động này đã trở thành một biểu tượng thời trang vì sự thông dụng và phổ biến của nó, thì dòng máy này cũng dễ dàng vượt qua các tiểu chuẩn chất lượng do tổ chức COSC Chronometre (Contrôle Officiel Suisse des Chronomètres) của Thuỵ Sĩ chứng nhận và có thể được tìm thấy trong nhiều mẫu đồng hồ cao cấp của những hàng đồng hồ nổi tiếng thế giới như IWC, Tudor, Panerai, Hublot và tất nhiên là Tag Heuer. Khi thế giới đồng hồ chuẩn bị đánh dấu cột mốc 40 năm của dòng máy huyền thoại này vào năm 2014 thì Tag Heuer đang có kế hoạch từng bước giảm số lượng của dòng máy 7750 này.
Lịch sử của dòng máy 7750 như là 1 tấm gương phản chiếu vận mệnh của ngành công nghiệp đồng hồ Thuỵ Sĩ trong những bước tiến đột phá mới đầu thập niên 1970, do có sự gián đoạn bởi sự xuất hiện của cuộc cách mạng với dòng máy chạy pin Quartz vào giữa những năm 1970 và chỉ được phát triển ổn định trở lại vào giữa những năm 1980.
Vào cuối những năm 1990, dòng máy 7750 đã trở thành dòng máy cơ tự động phổ biến nhất trên thế giới. Điều đó quả thực là không hề đơn giản đối với một dòng máy mà nó xuýt chút nữa đã chết yểu vào năm 1975 nếu không có 1 quyết định gây tranh cãi từ chính tập đoàn sản xuất.
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 7750
Dòng máy 7750 được phát triển bởi Valjoux, một huyền thoại trong làng sản xuất máy cơ tự động trực thuộc gã không lồ là tập đoàn ASUAG Thuỵ Sĩ. Được thành lập năm 1931, tâp đoàn ASUAG đã thâu tóm và quản lý rất nhiều các công ty độc lập chuyên sản xuất máy đồng hồ của Thuỵ Sĩ thời bấy giờ. Vào đầu thập niên 1970, ASUAG đã nắm trong tay một loạt các thương hiệu nổi tiếng như Certina, Edox, Eterna, Oris và Longines. Nguyên gốc của dòng máy 7750 được xây dựng dựa trên 1 tên tuổi nổi tiếng trong quá khứ là Venus, bộ phận này đã thuộc về Valjoux vào năm 1966.
Rất nhiều dòng máy cơ tự động nổi tiếng thế giới đã được phát triển trong thời gian này cho mục tiêu chạy đua phát triển. Giữa những năm 1969-1974, đây là thời kỳ vàng son của sự đột phát và sáng tạo với sự ra đời của Heuer- Breitling- Hamilton Chronomatic (1969), Seiko 6139 (1969), Zenith El Primero (1969) và Lemania 5100 (1973).
Mặc dù Valjoux đã đi đầu trong dòng máy cơ lên dây cót (manual-wind chronographs) song lại tương đối chậm chân trong việc phát triển dòng máy cơ tự động self-winding, do đó họ đã chỉ định Edmond Capt đứng đầu trong việc phát triển dòng máy cơ tự động mới vào đầu thập niên 1970. Trên cơ sở bộ máy cơ dây cót Valjoux 7733 (hay còn được biết tới như hậu duệ của dòng máy Venus 188), dòng máy 7750 ra đời và được sử dụng trong đồng hồ vào năm 1974, trở thành 1 trong những bộ máy đồng hồ cơ tự động đầu tiên trên thế giới được thiết kế với sự hỗ trợ của máy tính.
Với sự ổn định, hiệu quả về kinh tế, dòng máy 7750 được đánh giá và dày hơn và lớn hơn so với những dòng máy cùng thời của các đối thủ cạnh tranh. Dòng máy này cũng có 1 biểu tượng đặc trưng riêng của nó: đó chính là âm thành của bộ máy chuyển động. Dòng máy 7750 là dòng máy mono-directional (núm vặn điều chỉnh chỉ chạy theo một hướng), đi cùng trọng lượng dao động tương đối nặng nên khi nó đạt tốc độ giao động cao khi quay. Bởi vì nó tự quay theo 1 hướng nên người đeo có thể đôi khi cảm nhận được sự chuyển động "lắc lư" trên cổ tay của mình như thể nhịn đập của 1 cơ thể sống vậy.
Những mẫu mã đầu tiên của 7750 đi cùng 2 kiểu sung nhịp: 21.600 nhịp 1 phút và 28.800 nhịp 1 phút, với 17 điểm đỡ (jewel).
CUỘC CHIẾN VỚI DÒNG MÁY QUARTZ CHẠY PIN
Bỏ qua khởi đầu thuận lợi với hơn 100.000 máy được bán ra trong năm đầu tiên, Valjoux 7750 vẫn bị khai tử vào năm 1975 với quyết định dừng dây chuyền sản xuất. Sự ra đời và phát triển mạnh của dòng máy quartz chạy pin của Nhật Bản đã làm suy giảm nghiêm trọng như cầu đối với dòng máy cơ đắt đỏ của Thuỵ Sĩ. Dù bị dừng sản xuất vào năm 1975 do sự suy giảm nhu cầu đối với máy cơ tự động, dòng mày này vẫn được phân phối tới những năm đầu của thập niên 1980.
Tuy nhiên tượng tự như trương hợp xảy ra với dòng mày El Primero của thương hiệu Zenith, nhưng nhà quản lý địa phương đã bỏ qua yêu cầu phá huỷ hoàn toàn dây chuyền sản xuất dòng máy 7750, thay vào đó họ đã che dấu sự tồn tại của dây chuyền này trước tập đoàn.
HEUER VÀ VALIJOUX 7750
Như là 1 khách hàng lớn của dòng máy cơ day cót của Valijoux trong suốt những năm 1960 nên không ngạc nhiên gì khi Tag Heuer cung cấp đồng hồ sử dụng máy 7750, mặc dù hãng đã có dòng máy calibre 11.
Dòng máy 7750 lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1977 khi Tag Heuer giới thiệu 2 mẫu đồng hồ: Kentucky và Pasadera. Trong khi mẫu Kentucky chỉ tồn tại được trong 1 thời gian ngắn từ 1977-1978 thì dòng Pasadera tồn tại cho đến những ngày cuối cùng của thương hiệu gia định Heuer vào năm 1982.
Dây chuyền sản xuất 7750 được khởi động lại vào năm 1985 khi hoạt động kinh doanh đã dần đi vào ổn định do sự ra đời của tập đoàn SWATCH.
Valijoux đã mở rộng dây truyền sản xuất cũng như các tính năng mới của 7750 cung cấp nhiều thêm 1, 2,3,4 chức năng cho máy 7750 và thậm chỉ cả chức năng lịch tuần trăng Moon phase cho 7750.
Việc đưa trở lại dòng máy 7750 vào thương hiệu Tag Heuer được CEO của Tag Heuer Gerd-Rüdiger Lang đưa ra trong 1 buổi phỏng vấn với tạp chí đồng hồ thế giới như sau:" Dòng máy 7750 là một biểu tượng, một mặt nó cho thấy sự bền bỉ cũng như chất lượng chế tạo và thiết kế cơ khí tuyệt vời.. Mặt khác nó cũng cho thấy sự kinh tế trong sản xuất, chế tạo. Nó gần như không cần đến dịch vụ chăm sóc và hầu như không cần đến bất kỳ can thiệt kỹ thuật nào trong việc điều chỉnh việc kiểm đếm giờ trôi qua, một trong những phần khó nhất đối với bất kỳ dòng máy đa chức năng nào".
Tag Heuer quay trở lại với dòng máy 7750 trong mẫu đồng hồ S/el Chronograph và 2000 Chronograph vào năm 1997 như cách mà Tag Heuer giới thiệu dòng máy cơ tự động trong hầu hết các thiết kế của họ. Dòng máy 7750 đã mất đi tên gọi Valijoux vào năm 2000 và trở thành ETA 7750 – dòng máy được sử dụng rộng rãi trong mẫu hết các mẫu mã của Tag Heuer như Links Serie vào năm 2001 và sau nay là dòng máy Carrera với máy Calibre 16 được cải tiến từ 7750.
COVER VÀ CÁC MẪU THIẾT KẾ SỬ DỤNG MÁY 7750 HUYỀN THOẠI
Là một thương hiệu đồng hồ cao cấp của Thuỵ Sĩ, COVER hiện đang sử dụng dòng máy ETA 7750 trong một số mẫu thiết kế của mình như dòng COVER COA5 Automatic Chronoghraph với thiết kế thể thao trẻ trung, khoe mạnh và dòng COVER COA6 và COA7 Automatic Chronograph với thiết kế cổ điển, sang trọng, lịch lãm.
Với mức giá cạnh tranh đi cùng chất lượng và thiết kế đã được khẳng định, những mẫu đồng hồ COVER chạy máy ETA7750 Automatic Chronoghaph sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho những người chơi và thưởng thức đồng hồ Thuỵ Sĩ. COVER Việt Nam hân hạnh được giới thiệu những mẫu đồng hồ này tới người chơi đồng hồ tại Việt Nam.
- Viết bình luận
Danh mục
Sản phẩm gợi ý
Chất liệu: Thép không gỉKích thước mặt 44mmMặt kính sapphireLịch tự động
CO101.BI2M/SW
Chất liệu thép không gỉMăt Kính sapphireKhả năng chống nước 50MKết hợp với đá Swarovski Kích thước mặt 30,5 mm
Chất liệu thép không gỉMăt Kính sapphireKhả năng chống nước 50MKết hợp với đá Swarovski Kích thước mặt 30,5 mm
CO102.01
Swiss Made: Sản suất tại Thuỵ SĩKích thước mặt: 25x35.5 mmChất liệu vỏ: Thép không gỉMặt kiếng: Sapphire glassChịu nước tương đương áp suất ở: 30 MGắn pha lê Swarovski®Battery end of life indicationMáy: ETA Quartz Cal. 902.101
Swiss Made: Sản suất tại Thuỵ SĩKích thước mặt: 25x35.5 mmChất liệu vỏ: Thép không gỉMặt kiếng: Sapphire glassChịu nước tương đương áp suất ở: 30 MGắn pha lê Swarovski®Battery...